Tắc tia sữa sau sinh là bệnh lý rất dễ gặp ở phụ nữ sau sinh. Tắc sữa sau sinh không chỉ làm cho các mẹ cảm thấy khó chịu, đau đớn vùng ngực mà còn gây ảnh hưởng tới quá trình cho con bú của mẹ.
Thay vì để đến lúc bị tắc tia sữa các mẹ mới quan tâm và tìm cách điều trị thì tại sao mẹ lại không tìm hiểu và phòng ngừa trước để giảm thiểu được các rủi ro do tắc sữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tắc sữa sau sinh. Sau đây, xin mời các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh để có thể có cách phòng tránh được tốt nhất.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc tắc tia sữa sau sinh
– Mẹ bị cảm lạnh dẫn tới sữa khó lưu thông.
– Sau khi cho con bú mẹ không vắt bỏ sữa thừa khiến sữa bị ứ đọng lâu ngày gây ôi thiu, tắc nghẽn. Đây là nguyên nhân gây tắc sữa phổ thông và dễ gặp nhất.
– Khi mới sinh xong nếu mẹ không cho bé bú sữa non trong 24h đầu cũng gây nên bệnh lý tắc sữa. Vì sữa non rất đông đặc nên nếu không cho bé bú ngay mới sinh thì dễ gây bịt kín đường đi của tia sữa trong ống dẫn sữa.
– Tắc tia sữa do mẹ chưa day đều bầu vú. Sau khi sinh, sữa mẹ về nhiều hơn khiến cho đường ống dẫn sữa chưa kịp thích nghi gây tắc sữa.
– Tắc sữa còn do các mẹ không vệ sinh bầu vú sau khi cho con bú, khiến cho các vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập vào gây viêm đường sữa, tắc sữa tự nhiên.
– Nhiều mẹ có núm vú to, thụt vào hay bằng phẳng quá gây khó khăn cho bé khi bú, làm bé day nhiều trong quá trình bú khiến cho núm vú bị nứt gây đau cho mẹ. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tần suất cho con bú của mẹ. Khi tần suất cho con bú thay đổi cũng gây nên hiện tượng tắc tia sữa.
– Tinh thần mẹ không thoải mái, stress cũng gây nên hiện tượng tắc tia sữa.
Một số cách phòng ngừa tắc tia sữa
– Trước khi cho trẻ bú mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bầu vú nhất là đầu vú, có thể dùng khăn sạch vệ sinh hoặc dùng nước ấm, sau khi trẻ bú xong cũng cần vệ sinh lại bầu vú.
– Mẹ nên cho con bú trong 24h đầu sau sinh vừa giúp tăng sự liên kết giữa mẹ và bé vừa giúp thông tia sữa non, giúp cho sữa về nhiều không tắc nghẽn.
– Sữa thừa cần được vắt bỏ. Khi sữa về nhiều có thể bé không bú hết mẹ nên vắt sữa thừa để loại bỏ. Đây là cách phòng chống tắc sữa an toàn và hiệu quả.
– Cho bé bú đều cả hai bên để tia sữa được thông thoáng, nếu một bên to hơn thì đó là dấu hiệu đầu của bệnh tắc tia sữa cần kiểm tra và xử lý.
– Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tinh thần mẹ thoải mái để tia sữa luôn thông thoáng.
Với một số nguyên nhân và cách phòng ngừa tắc tia sữa được chia sẻ, mong rằng các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức để phòng ngừa được bệnh tắc sữa sau sinh.
- Bảo vệ bé yêu khỏi cảm lạnh: Bí kíp tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông
- Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh cho trẻ sơ sinh khi thay tã
- Hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết
- Mẹ đã biết cách Massage cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn chưa?
- Dị ứng sữa bò ở trẻ sơ sinh: Nhận biết, chẩn đoán và cách xử lý